Giới thiệu đàn môi part 5: Đặng Văn Khai Nguyên biểu diễn cách nói chuyên với đàn môi h’mong


Mise en ligne le 14 déc. 2011

ngoài là một nhạc cụ lạ các loại đàn môi còn sử dụng được như một dụng cụ giúp những người không thể nói hoặc thanh quản bị tổn thương có thể nói ra tiếng được, vì đàn môi có cấu trúc gần giống với giây thanh quản của người nên có thể nói được những câu đơn giản và nếu tập luyện nhiều có thể nói thay thế cho thanh quản.

Giới thiệu đàn môi part 1: Đặng văn Khai Nguyên giới thiệu các loại đàn môi H’mong


Mise en ligne le 14 déc. 2011

giới thiệu về một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo ĐÀN MÔI, trong bộ sưu tập các loại đàn môi trong nước và thế giới.
bộ đàn môi hmông Việt Nam. loại đàn môi có bồi âm chuẩn nhất trong các loại đàn môi thế giới.

Anh Hờ làm đàn môi , xã Sin Cheng, huyện Si Ma Cai, Việt Nam


Anh Hờ làm đàn môi   (23/06/2014 )

 

Anh Hờ làm đàn môi

Sín Chéng là một xã thuộc huyện biên giới Si Ma Cai, nơi có chợ Sín Chéng nổi tiếng, là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, con người nơi này chẳng phụ thiên nhiên tự rèn luyện thành những người tài phục vụ cho xã hội. Với Tổng số dân khoảng 4000 người bao gồm các dân tộc: Mông, Nùng, Kinh, tày… sinh sống trong đó dân tộc Mông chiếm hơn 90%;

Đến thăm nhà anh Thào Seo Hờ – nghệ nhân làm đàn môi tại thôn Mào Sao Chải cách UBND xã Sín Chéng khoảng 1km cùng tìm hiểu về kỹ thuật làm đàn môi của người Mông.

Anh Hờ là người vui tính, nhiệt tình. Lần đầu gặp anh và có ý muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm đàn môi, anh không ngại ngần lấy ngay đồ nghề ra làm cho khách xem, anh chẳng giấu nghề, ân cần giải thích cho khách các bước để có một chiếc đàn môi ưng ý. Đàn môi theo tiếng Mông gọi là trangz ndangl (cái kèn).

ảnh 1 công đoạn đầu

Ảnh 1: Công đoạn đầu

ảnh 2 thử đàn

Ảnh 2: Nghe thử tiếng đàn

Giở bộ đồ nghề, anh lấy kéo cắt một miếng đồng nhỏ dài khoảng 7cm, rộng 1,5cm. Bằng những dụng cụ thô sơ: Búa, kéo, thanh nứa, ống gỗ, dao cắt… Qua bàn tay người thợ tài hoa đã trở thành phương tiện cho những tâm hồn đồng điệu tìm đến nhau. Xưa kia chàng trai người Mông chẳng cần nói nhiều, chàng nhờ chiếc đàn môi gửi đến người yêu những lời tâm sự thiết tha. Người thiếu nữ nghe tiếng đàn môi cũng trở thành tri kỷ, chàng trai và cô gái làm bạn với nhau cả đời. Nhờ chiếc đàn môi con người gửi cho nhau, gửi cho gió, cho mây, cho cỏ cây sông núi những niềm vui, nỗi buồn. Đàn môi là dấu ấn riêng của dân tộc Mông, là sự sáng tạo tuyệt vời, để con cháu người Mông hôm nay được tự hào vì một dân tộc kiên cường sống trên những đỉnh núi cao khắc nhiệt nhất vẫn luôn vang lên tiếng nhạc yêu thương.

Trước đây anh Hờ thường làm đàn môi và gửi bán tại các chợ phiên, nhưng hiện nay anh làm rất ít vì còn ít người biết dùng loại đàn này.

ảnh 3 rất vui vì khách thích đàn môi

Ảnh 3: anh Hở rất vui vì khách thích đàn môi

Ngày nay đàn môi bán rất khó, đồ nghề của anh cũng phải cất gọn, lúc nào ai có nhu cầu thì anh mới lấy ra làm. Anh mong lắm sẽ có ngày không chỉ người Mông mà nhiều người các dân tộc anh em cũng biết đánh đàn môi.

 

Bùi Thị Thương

 

Phòng Văn hóa – TT

http://laocai.gov.vn/sites/simacai/khamphaSiMaCai/dulich/Trang/20140610093546.aspx